Bà nội nhường nhà cho cháu trai có cần các con đồng ý?

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Hỏi: Hiện tại, bà nội em đang đứng tên một căn nhà ở quê. Nay bà muốn chuyển quyền sở hữu lại cho anh trai em, tuy nhiên khi lên UBND để làm đơn xin chuyển chuyển tên người sở hữu thì bên UBND không đồng ý chuyển. UBND xã yêu cầu làm đơn đưa cho tất cả chú bác trong nhà ký tên đồng ý (nhường quyền thừa kế) thì mới chấp nhận làm thủ tục sang tên.
Nhưng khi anh em làm đơn đưa cho bác trai ký thì ông ấy không đồng ý ký nên đến giờ thủ tục sang tên vẫn chưa xong. Vậy em muốn hỏi, thủ tục như thế có đúng không? (Em nghĩ là bà nội đứng tên thì bà muốn cho ai là quyền của bà, còn những người khác không liên quan).

Tung thu nguyen thi (banmai.tungthu@gmail.com)

Trả lời:

Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì có thể trường hợp này dù quyền sử dụng đất mang tên bà của bạn, song nó là tài sản chung vợ chồng của bà bạn và ông bạn theo quy định tại điều 33,34 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, bà bạn chỉ có quyền định đoạt đối với một nửa quyền sử dụng đất trên.

Điều 33 về tài sản chung của vợ chồng quy định:

– Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do hoạt động sản xuất, lao động, kinh doanh, lợi tức, hoa lợi, phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hay được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ và chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, không tính các trường hợp vợ hoặc chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng, được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng.

– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

– Nếu không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng.


Bác trai không đồng ý kí tên để nhường nhà cho anh trai tôi. Ảnh minh họa

Theo Điều 34 về đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tài sản chung:

– Nếu tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả 2 vợ chồng, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Nếu giấy chứng nhận quyền sở hữu và giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc tên chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Đối với trường hợp nhà bạn, khi ông bạn mất không để lại di chúc thì một nửa quyền sử dụng mảnh đất thuộc quyền sử dụng của ông bạn sẽ được để lại thừa kế cho bà bạn và các con của ông bà bạn (cô, dì, chú bác). Tất cả những người này là những người có quyền được hưởng những phần thừa kế bằng nhau từ di sản thừa kế của ông bạn để lại theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 điều 676 Bộ luật dân sự 2005.

Cụ thể, Điều 676 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

– Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự: Hàng thừa kế thứ nhất gồm có: chồng, vợ, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ hoặc con nuôi của người chết.

– Tất cả những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo các quy định trên thì bà bạn chỉ có quyền định đoạt một phần quyền sử dụng đất đối với ngôi nhà nói trên, đồng thời những người con của ông bà bạn cũng là những người có quyền đối với mảnh đất đó, nếu bà bạn muốn chuyển quyền sở hữu cho anh trai bạn thì phải tiến hành khai nhận thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản có chữ ký của những người cùng hàng thừa kế. Sau khi hoàn tất các thủ tục đó thì bà bạn mới được tặng nhà cho anh trai bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *